Điều cần biết khi ăn Tôm
Món Tôm là món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Nhưng có những lầm tưởng hóa ra rất nhiều người mắc phải khiến cho việc ăn tôm trở nên khó khăn.
Tôm ăn cả vỏ để tăng cường can xi
Vỏ tôm không có chứa canxi
Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.
Trái với quan niệm của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.
Trong khi đó, nguồn canxi của tôm đến chủ yếu từ thịt tôm, chân tôm và càng tôm (đối với các loài tôm lớn như tôm hùm).
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, thường sẽ bị bài tiết ra ngoài sau khi chúng ta "giải quyết" trong WC.
Tuy rằng một số nghiên cứu cho thấy ăn tôm cả vỏ giúp hạ thấp lượng cholesterol có hại trong máu, nhưng trên thực tế có khá ít bằng chứng thực sự thuyết phục. Chính vì vậy, việc bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là không cần thiết, dễ gây ác cảm, biếng ăn, lại đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm nữa.
Đường chỉ màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn?
Sự thật: Đường chỉ đen ở lưng tôm không hề sạch sẽ nhưng cũng hại gì cho sức khỏe.
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở ngay sát lưng tôm hay còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng, vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Việc loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch hơn và khiến bạn yên tâm hơn khi ăn.
Tôm là thực phẩm giàu chất béo và không phải ai cũng ăn được?
Sự thật: Tôm nhiều protein, ít chất béo
Một số người thường đồn thổi rằng, những người đang có vết thương ngoài da không nên ăn tôm, cua vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành. Hay số khác lại nói rằng ăn tôm sẽ bị phát ban.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối tương quan giữa việc ăn tôm và vết thương hở. Ngược lại, tôm có chứa nhiều protein, ít chất béo và những người có vết thương hở, đặc biệt là người sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều hơn để vết thương chóng lành.
Đối với một số người bị phát ban, ngộ độc khi ăn tôm có thể là do họ bị dị ứng với thủy hải sản như tôm, cua hay do ăn phải tôm không được tươi hoặc bị nhiễm độc.
Ăn tôm bổ mắt?
Sự thật: Toàn bộ phần đầu tôm bao gồm cả mắt tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng.
Nhiều người cho rằng, ăn mắt tôm sẽ chứa những dưỡng chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh được giả thuyết nói trên là chính xác.
Trên thực tế, toàn bộ phần đầu tôm bao gồm cả mắt tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Hơn nữa, phần đầu tôm lại là nơi chứa chất thải của tôm. Do đó, việc ăn đầu tôm không hẳn là một sự lựa chọn tốt.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị đau mắt đỏ, việc ăn tôm không những không tốt cho mắt mà còn khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Ăn tôm với cam, chanh, cà chua
Sự thật: Không nên nấu tôm với các nguyên liệu chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, chanh.
Tôm rất ngon và dễ ăn. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể kết hợp nó với loại thực phẩm nào cũng được. Vì sao lại như vậy? Trong tôm có chứa một lượng đáng kể chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) – rất độc và có thể gây ngộ độc.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên nấu tôm với các nguyên liệu chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, chanh,…hoặc thậm chí là ăn những loại củ quả đó ngay sau khi ăn tôm. Nên tránh ăn những thực phẩm chứa vitamin C khoảng 4 tiếng sau khi ăn tôm là tốt nhất.
Ăn tôm biển bổ hơn tôm nước ngọt
Sự thật: Rất khó để có thể cân đo đong đếm xem tôm biển và tôm nước ngọt loại nào tốt hơn, bởi mỗi loại đều có một giá trị riêng.
Về mặt dinh dưỡng, tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không no như DHA, EPA cũng dồi dào hơn.
Về hương vị, tôm nước ngọt tuy nhỏ nhưng có hương vị ngon hơn. Về giá cả, tôm biển thường đắt hơn tôm nước ngọt. Vì vậy, loại anfo tốt hơn đều tùy thuộc vào khẩu vị và túi tiền của bạn.
Theo K.N (Gia đình & Xã hội)
Tôm ăn cả vỏ để tăng cường can xi
Vỏ tôm không có chứa canxi
Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít.
Trái với quan niệm của nhiều người, vỏ tôm tuy cứng nhưng gần như không hề chứa canxi. Lý do vỏ tôm cứng là do có thành phần chính là kitin (chitin) - một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác.
Trong khi đó, nguồn canxi của tôm đến chủ yếu từ thịt tôm, chân tôm và càng tôm (đối với các loài tôm lớn như tôm hùm).
Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, thường sẽ bị bài tiết ra ngoài sau khi chúng ta "giải quyết" trong WC.
Tuy rằng một số nghiên cứu cho thấy ăn tôm cả vỏ giúp hạ thấp lượng cholesterol có hại trong máu, nhưng trên thực tế có khá ít bằng chứng thực sự thuyết phục. Chính vì vậy, việc bắt ép trẻ em ăn tôm cả vỏ là không cần thiết, dễ gây ác cảm, biếng ăn, lại đem đến nguy cơ hóc vỏ tôm nữa.
Đường chỉ màu đen ở lưng tôm có thực sự bẩn?
Sự thật: Đường chỉ đen ở lưng tôm không hề sạch sẽ nhưng cũng hại gì cho sức khỏe.
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở ngay sát lưng tôm hay còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng, vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ.
Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Việc loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch hơn và khiến bạn yên tâm hơn khi ăn.
Tôm là thực phẩm giàu chất béo và không phải ai cũng ăn được?
Sự thật: Tôm nhiều protein, ít chất béo
Một số người thường đồn thổi rằng, những người đang có vết thương ngoài da không nên ăn tôm, cua vì điều này sẽ khiến vết thương lâu lành. Hay số khác lại nói rằng ăn tôm sẽ bị phát ban.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy mối tương quan giữa việc ăn tôm và vết thương hở. Ngược lại, tôm có chứa nhiều protein, ít chất béo và những người có vết thương hở, đặc biệt là người sau khi phẫu thuật, nên ăn nhiều hơn để vết thương chóng lành.
Đối với một số người bị phát ban, ngộ độc khi ăn tôm có thể là do họ bị dị ứng với thủy hải sản như tôm, cua hay do ăn phải tôm không được tươi hoặc bị nhiễm độc.
Ăn tôm bổ mắt?
Sự thật: Toàn bộ phần đầu tôm bao gồm cả mắt tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng.
Nhiều người cho rằng, ăn mắt tôm sẽ chứa những dưỡng chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu đáng tin cậy nào chứng minh được giả thuyết nói trên là chính xác.
Trên thực tế, toàn bộ phần đầu tôm bao gồm cả mắt tôm chứa rất ít chất dinh dưỡng. Hơn nữa, phần đầu tôm lại là nơi chứa chất thải của tôm. Do đó, việc ăn đầu tôm không hẳn là một sự lựa chọn tốt.
Ngoài ra, nếu bạn đang bị đau mắt đỏ, việc ăn tôm không những không tốt cho mắt mà còn khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Ăn tôm với cam, chanh, cà chua
Sự thật: Không nên nấu tôm với các nguyên liệu chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, chanh.
Tôm rất ngon và dễ ăn. Nhưng không có nghĩa là bạn có thể kết hợp nó với loại thực phẩm nào cũng được. Vì sao lại như vậy? Trong tôm có chứa một lượng đáng kể chất asen hóa trị 5. Chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) – rất độc và có thể gây ngộ độc.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chúng ta không nên nấu tôm với các nguyên liệu chứa nhiều vitamin C như cam, cà chua, chanh,…hoặc thậm chí là ăn những loại củ quả đó ngay sau khi ăn tôm. Nên tránh ăn những thực phẩm chứa vitamin C khoảng 4 tiếng sau khi ăn tôm là tốt nhất.
Ăn tôm biển bổ hơn tôm nước ngọt
Sự thật: Rất khó để có thể cân đo đong đếm xem tôm biển và tôm nước ngọt loại nào tốt hơn, bởi mỗi loại đều có một giá trị riêng.
Về mặt dinh dưỡng, tôm biển có hàm lượng protein cao hơn và các axit béo không no như DHA, EPA cũng dồi dào hơn.
Về hương vị, tôm nước ngọt tuy nhỏ nhưng có hương vị ngon hơn. Về giá cả, tôm biển thường đắt hơn tôm nước ngọt. Vì vậy, loại anfo tốt hơn đều tùy thuộc vào khẩu vị và túi tiền của bạn.
Theo K.N (Gia đình & Xã hội)
Nhận xét
Đăng nhận xét