4 hiểu nhầm thường gặp về đạm thực vật
Đạm thực vật không tốt bằng động vật, chỉ người ăn chay mới cần bổ sung đạm thực vật, quá ít thực vật chứa đạm, không nhất thiết phải bổ sung loại đạm này hàng ngày là những hiểu nhầm của người tiêu dùng về loại dinh dưỡng quý này.
Đạm thực vật không bổ dưỡng bằng đạm động vật?
Nhiều người cho rằng chỉ những thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, hải sản… mới cung cấp đủ nguồn đạm cần thiết cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, những thực phẩm như đậu nành, nấm, tảo cũng chứa nguồn đạm dồi dào không kém.
Thậm chí, nguồn đạm được tìm thấy trong đậu nành còn có chất lượng cao tương đương đạm có trong trứng và sữa bò. Đạm đậu nành chứa tới 20 axít amin, trong đó có 8 loại thiết yếu cho cơ thể con người. Chất đạm này cũng giúp sản sinh và tái tạo hệ mô, hỗ trợ tăng cơ bắp, nuôi dưỡng da và tóc, hình thành kháng thể.
Theo TS. Mark Messina - Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ, sử dụng thường xuyên đậu nành sẽ giúp con người giảm 8-16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Chỉ người ăn chay mới cần bổ sung đạm thực vật?
Đúng nhưng chưa đủ, bởi chính những người ít ăn chay và thường xuyên ăn nhiều thịt càng cần phải bổ sung đạm thực vật.
Theo báo cáo của tờ Medical Daily, hút thuốc và thịt đỏ là nguyên nhân của 50% bệnh ung thư. Đạm động vật, cụ thể là thịt đỏ ở dạng nucleoprotid (phức hợp của đạm và các acid nucleic), lipoprotein (phức hợp của đạm và các chất béo) nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khoẻ như ure, axit uric, nitrat, cholesterol…
Không có nhiều thực phẩm chứa đạm thực vật?
Trong tự nhiên, có thể tìm thấy đạm thực vật ở các thực phẩm như: nấm, tảo, các loại đậu… Trong đó đậu nành là thực phẩm có thành phần đạm cao nhất, chiếm 36% trọng lượng.
Đậu nành cũng là thực phẩm dễ chế biến và sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Các chế phẩm từ đậu nành ngày càng trở nên phong phú như sữa đậu nành, tàu hũ, súp miso, các loại nước chấm lên men, các loại snack đậu nành…
Tính riêng về sữa đậu nành, ước tính vào năm 2016, con số tiêu thụ trên toàn cầu sẽ đạt mức 18,3 tỉ lít (theo số liệu của Tetra Pak Đông Nam Á), trong đó, tiềm năng tăng trưởng đặc biệt lớn ở phương Tây.
Không cần thiết phải bổ sung đạm thực vật hằng ngày?
Hàm lượng đạm trong bữa ăn của người Việt đã tăng lên gấp 3 lần so với cách đây 15 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng ta lại bị mất cân bằng do việc ăn quá nhiều đạm động vật trong khi đạm thực vật quá ít.
Điều đáng lo ngại là tiêu thụ đạm động vật quá nhiều dễ dẫn đến các bệnh thời đại nguy hiểm như: béo phì, tiểu đường, ung thư… Để tránh nguy cơ mắc phải những căn bệnh này, bạn cần bổ sung đạm thực vật hằng ngày để cân bằng giữa tỉ lệ đạm trong bữa ăn.
Cụ thể là tỉ lệ đạm thực vật nên chiếm khoảng 60% lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày với chế độ ăn của người trưởng thành (khoảng 57g).
Việc bổ sung lượng đạm đậu nành phù hợp hàng ngày giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ mắc các bệnh thời đại.
Nguồn ( Xuân Thạch - Báo Vietnamnet )
Đạm thực vật không bổ dưỡng bằng đạm động vật?
Nhiều người cho rằng chỉ những thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, hải sản… mới cung cấp đủ nguồn đạm cần thiết cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, những thực phẩm như đậu nành, nấm, tảo cũng chứa nguồn đạm dồi dào không kém.
Thậm chí, nguồn đạm được tìm thấy trong đậu nành còn có chất lượng cao tương đương đạm có trong trứng và sữa bò. Đạm đậu nành chứa tới 20 axít amin, trong đó có 8 loại thiết yếu cho cơ thể con người. Chất đạm này cũng giúp sản sinh và tái tạo hệ mô, hỗ trợ tăng cơ bắp, nuôi dưỡng da và tóc, hình thành kháng thể.
Theo TS. Mark Messina - Giám đốc Viện Dinh dưỡng đậu nành Hoa Kỳ, sử dụng thường xuyên đậu nành sẽ giúp con người giảm 8-16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành.
Chỉ người ăn chay mới cần bổ sung đạm thực vật?
Đúng nhưng chưa đủ, bởi chính những người ít ăn chay và thường xuyên ăn nhiều thịt càng cần phải bổ sung đạm thực vật.
Theo báo cáo của tờ Medical Daily, hút thuốc và thịt đỏ là nguyên nhân của 50% bệnh ung thư. Đạm động vật, cụ thể là thịt đỏ ở dạng nucleoprotid (phức hợp của đạm và các acid nucleic), lipoprotein (phức hợp của đạm và các chất béo) nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các chất không tốt cho sức khoẻ như ure, axit uric, nitrat, cholesterol…
Không có nhiều thực phẩm chứa đạm thực vật?
Trong tự nhiên, có thể tìm thấy đạm thực vật ở các thực phẩm như: nấm, tảo, các loại đậu… Trong đó đậu nành là thực phẩm có thành phần đạm cao nhất, chiếm 36% trọng lượng.
Đậu nành cũng là thực phẩm dễ chế biến và sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Các chế phẩm từ đậu nành ngày càng trở nên phong phú như sữa đậu nành, tàu hũ, súp miso, các loại nước chấm lên men, các loại snack đậu nành…
Tính riêng về sữa đậu nành, ước tính vào năm 2016, con số tiêu thụ trên toàn cầu sẽ đạt mức 18,3 tỉ lít (theo số liệu của Tetra Pak Đông Nam Á), trong đó, tiềm năng tăng trưởng đặc biệt lớn ở phương Tây.
Không cần thiết phải bổ sung đạm thực vật hằng ngày?
Hàm lượng đạm trong bữa ăn của người Việt đã tăng lên gấp 3 lần so với cách đây 15 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng ta lại bị mất cân bằng do việc ăn quá nhiều đạm động vật trong khi đạm thực vật quá ít.
Điều đáng lo ngại là tiêu thụ đạm động vật quá nhiều dễ dẫn đến các bệnh thời đại nguy hiểm như: béo phì, tiểu đường, ung thư… Để tránh nguy cơ mắc phải những căn bệnh này, bạn cần bổ sung đạm thực vật hằng ngày để cân bằng giữa tỉ lệ đạm trong bữa ăn.
Cụ thể là tỉ lệ đạm thực vật nên chiếm khoảng 60% lượng đạm tiêu thụ mỗi ngày với chế độ ăn của người trưởng thành (khoảng 57g).
Việc bổ sung lượng đạm đậu nành phù hợp hàng ngày giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ mắc các bệnh thời đại.
Nguồn ( Xuân Thạch - Báo Vietnamnet )
Nhận xét
Đăng nhận xét