Những ai không được ăn cua đồng?
Cua đồng là món ăn dân dã, giàu giá trị dinh dưỡng tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được cua.
Cua bổ, giàu dinh dưỡng
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Những người không nên ăn cua
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng TS. Hồ Thu Mai lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua.
- Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.
- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Không ăn cua trong một số trường hợp
- Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
- Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.
Lưu ý, hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.
- Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.
Theo Tuệ Linh (Khám Phá)
Cua bổ, giàu dinh dưỡng
Theo tiến sĩ, bác sĩ Hồ Thu Mai – Chuyên gia dinh dưỡng Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec cho biết, cua đồng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g thịt cua đồng gồm protid (12,3g); lipid (3,3g); glucid (2g); canxi (120 mg); sắt (1,4mg); phosphor (171 mg).
Không chỉ như vậy, chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt và có 8/10 axit amin cần thiết như lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threoninne và trytophane.
Những người không nên ăn cua
Tuy cua nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng TS. Hồ Thu Mai lại cho biết thêm, không phải ai cũng có thể ăn được cua.
- Người dị ứng với cua: Những người sau khi ăn cua có biểu hiện ngứa, nổi mề đay, tiêu chảy, thậm chí khó thở, co thắt phế quản, nguy hiểm đến tính mạng.
- Người mới khỏi bệnh: Theo Đông Y, cua có tính hàn nên ăn vào dễ bị rối loạn tiêu hóa.
- Người bị tiêu chảy: Những ai đang bị tiêu chảy tuyệt đối không nên các món chế biến từ cua đồng. Cua đồng có tính lạnh vì có thể khiến người đang bị bệnh, bị tiêu chảy càng bị nặng thêm, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Người bị bệnh tim mạch: Bởi vì gạch cua có chứa nhiều cholesterol (trong 100 gam thịt cua có đến 125 mg cholesterol) nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế ăn cua đồng.
- Người bị bệnh gout: Cua đồng chứa nhiều Kali và prunes nên không tốt cho người bị bệnh gout.
Không ăn cua trong một số trường hợp
- Cua chết hoặc không còn tươi sống: Với những con cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, nôn mửa. Cua chết càng lâu thì lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.
- Cua nấu chín nhưng thời gian để lâu: Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Do đó, cua chế biến đến đâu, các bạn nhớ ăn hết tới đó.
Lưu ý, hiện tại nhiều chị em vì muốn ăn cua sạch nên đã về quê hoặc nhờ người quen mua cua đồng ở quê rồi sơ chế sẵn, đem về bảo quản tủ lạnh và chế biến dần. Tuy nhiên, không nên để cua ở ngăn mát còn nếu để ngăn đá phải bọc cẩn thận và không để lâu quá 1 tuần.
- Cua còn sống: Nhiều người có thói quen ăn gỏi cua hoặc khi chế biến cua mà chưa chín tới sẽ rất nguy hiểm. Trong thịt cua còn sống có chứa nhiều loại sán và kí sinh trùng. Nếu ăn cua sống hoặc nấu chưa chín kĩ dễ bị nhiễm những loại ký sinh trùng này vào cơ thể, đặc biệt là sản lá phổi.
Theo Tuệ Linh (Khám Phá)
Nhận xét
Đăng nhận xét