Ngó thực đơn tiệc năm mới tại nhiều vùng miền

(Món ăn ngon) - Khi một năm mới bước tới, các quốc gia trên thế giới đều có những phong tục chào đón của riêng mình. Đương nhiên, khắp nơi không thể thiếu được những bữa tiệc cuối năm ấp áp bên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.

Bonenkei - tiệc tất niên của người Nhật

Tiệc Bonenkei gắn kết mọi người
Bữa tiệc không thể thiếu món mỳ may mắn toshikishi soba
Bữa tiệc Bonenkei của người Nhật được tổ chức vào dịp cuối năm, là nơi đối tác, bạn hàng hay đồng nghiệp giao lưu với nhau. Những món ăn truyền thống sẽ xuất hiện trên bàn tiệc phải kể tới sushi, shashimi, món toshikishi soba (mì kiều mạch). Người Nhật tin rằng, những sợi mỳ dài soba là biểu tượng của trường thọ và sự may mắn, sẽ đêm tới sức khỏe cho mỗi người. Một món ăn nữa không thể thiếu đó là bánh mochi ăn cùng súp ozoni. Trong suốt bữa tiệc, mọi người sẽ tiệc tùng với bia rượu. Tiệc Bonenkei được coi là "sợi dây nối" tinh thần, gắn kết tình đồng nghiệp và xóa đi mọi hiểu lầm, ưu tư trong năm cũ.

Trung Quốc

Món cá trong bữa tiệc đón năm mới của người Hoa
Bánh sủi cảo có hình dáng giống quan tiền với hi vọng mang lại may mắn
Người Trung Quốc vẫn đón tết Âm lịch theo truyền thống. Nhưng trong ngày tết Dương lịch cũng là thời điểm mọi người trong gia đình đoàn tụ để cùng nhau ăn bữa cơm đoàn viên. Rất nhiều món ăn may mắn xuất hiện trên bàn tiệc ngày cuối năm, trong đó hai món không thể thiếu là cá và bánh sủi cảo. Theo quan niệm người Trung Hoa, phát âm từ "cá" trong tiếng Trung gần giống với từ "dư" trong "dư thừa". Người Hoa ăn cá với hi vọng cả năm sẽ no ấm đầy đủ. Còn bánh sủi cảo có hình giống quan tiền ngày xưa được quan niệm là món ăn đem tới tài lộc và may mắn.


Liên Bang Nga

Món Salade Russe truyền thống của người Nga ăn vào dịp đón năm mới
Một quốc gia rộng lớn như Nga sẽ có những bàn tiệc cuối năm khá khác nhau tại nhiều vùng miền. Tuy nhiên, một món ăn chung không thể thiếu được chính là Salade Russe. Đây là món ăn truyền thống người Nga còn được biết tới với tên gọi rau củ quả trộn. Thành phần của món rất phong phú với thịt gà trắng, phô mai xanh cùng nhiều rau củ như khoai tây, cà rốt, hành tây, trứng luộc, dưa chuột và dưa chua…

Hàn Quốc


Canh bánh gạo Tteokguk
Vào ngày lễ Seollal (Tết Năm Mới ở Hàn Quốc), món ăn truyền thống của xứ sở kim chi chính là Tteokguk - canh bánh gạo và thịt bò. Món canh được làm từ bánh gạo cắt lát theo đường chéo, nấu cùng nước hầm xương bò, bên trên điểm thêm những lát thịt mỏng và trứng thái sợi. Hình bầu dục và màu trắng của bánh Tteok còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và thanh khiết của vạn vật trên thế gian vào ngày đầu tiên của năm mới.

Hy Lạp


Canh bánh gạo Tteokguk
Vào bữa tiệc đón năm mới chào năm cũ, các gia đình ở Hy Lạp sẽ có món bánh Vasilopita truyền thống. Đây cũng là loại bánh phổ biến ở nhiều nước Đông Âu. Bánh còn có tên gọi khác như "bánh vua" hay "bánh thánh Basil". Khi làm bánh, người nội trợ thường cho đồng xu nhỏ vào nhân. Nếu ai ăn trúng chiếc bánh có đồng xu sẽ gặp nhiều may mắn trong suốt năm tiếp theo.

Hoàng Hà
(Tổng hợp)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cá Nục sốt cà chua ngon cơm

Phá lấu mì căn chay dân dã mà ngon

Thịt ba chỉ nướng kiểu Hàn