Món ngon ngày Tết : Chân giò muối
Món chân giò muối không những cực kỳ thơm ngon mà còn có thể trở thành một món ngon ăn "chống cháy" trong những ngày Tết bận rộn.
Để bữa cơm ngày Tết đỡ ngán, năm nào trước Tết khoảng 5 – 10 ngày mình cũng tự tay làm món chân giò muối. Món ăn này không những rất ngon khi ăn kèm với dưa hành muối, củ cải muối hoặc cuốn với bánh phở và rau sống, mà còn là một món nhậu tuyệt vời. Đề phòng trường hợp những ngày Tết bận rộn không có thời gian chế biến nhiều món ăn thì ngay từ bây giờ các mẹ hãy bắt tay vào làm món chân giò muối, đây sẽ hứa hẹn là một món chống cháy cực kỳ ngon và lạ miệng.
Để làm được món này thì mình cần mua các nguyên liệu như: chân giò, tiêu sọ, dấm, chanh, ớt, toàn là những nguyên liệu dễ kiếm mà các mẹ có thể dễ dàng gặp ở bất cứ chợ nào. Có nhiều mẹ thường ngâm bằng thịt chân giò đã cắt miếng, tuy nhiên mình lại thích mua cả cái chân heo về rút xương ra rồi mới ngâm. Nếu mẹ nào cũng có chung sở thích giống mình thì phải dặn trước người bán hàng để hôm sau họ để phần nguyên cho cái chân giò chưa bị lọc.
Theo cảm nhận của riêng mình thì dùng chân giò sau để ngâm sẽ ngon hơn chân giò trước. Nếu mua nguyên phần chân gồm cả bắp, cả phần móng giò thì các mẹ sẽ chỉ phải trả từ 80.000 – 85.000 đ/kg thôi. Vì ta chỉ dùng phần bắp trên để ngâm nên mẹ nào không muốn ăn phần chân dưới (móng giò) thì có thể nhờ người bán hàng lọc giúp, nhớ là phải lọc sao cho miếng thịt không bị rách, mà tốt nhất là vẫn giữ nguyên được vòng tròn để khi ngâm đảm bảo về mặt mỹ quan. Thịt chân giò rút xương có giá 105.000 – 110.000 đ/kg.
Thịt sau khi đã được lọc khỏi xương mình đem rửa sạch, lấy dây lạt hoặc chỉ dai bó quanh miếng thịt thật chặt theo hình tròn từ trên xuống dưới. Sau đó mình đem chiên qua bó chân giò ấy cho phần da bao quanh có màu hơi vàng đẹp mắt rồi đem luộc tiếp trong nước sôi có pha chút hạt nêm. Giai đoạn luộc này nếu mẹ nào cẩn thận có thể luộc kỹ, còn mình thì chỉ luộc sơ qua sao cho phần thịt nạc vẫn còn màu đỏ lòng đào để sau khi ngâm miếng thịt được thái và bày ra đĩa có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt.
Công thức nước dùng để ngâm chân giò của mình như sau: 1 bát nước chanh, 1/2 bát dấm, 2/3 bát nước mắm ngon, 1 bát đường, tiêu sọ đập dập, ớt tươi cắt lát trộn lẫn với nhau. Nếu hỗn hợp trên chưa đủ để làm ngập chân giò thì các mẹ tiếp tục pha thêm hỗn hợp nước chua ngọt vừa phải (giống nước chấm nem) và đổ thêm vào đến khi ngập bó thịt chân giò là được. Mình thường lấy thêm đĩa sứ đậy lên trên để nén cho chân giò chìm và ngập nước. Mình để hộp chân giò ngâm bên ngoài nhiệt độ bình thường khoảng nửa ngày, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và cứ để thế khoảng 3 - 5 ngày là bắt đầu ăn được.
Khi ăn các mẹ chỉ việc vớt ra, thái mỏng bày ra đĩa, trình bày thêm chút rau thơm, cà rốt tỉa hoa cho đẹp mắt. Món này có thể dùng làm thức ăn mặn, ăn kèm dưa hành muối, dưa chua muối, cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm “mồi” cho ông xã nhậu tiếp khách trong những ngày đầu năm đều ngon tuyệt.
Theo Eva
Để bữa cơm ngày Tết đỡ ngán, năm nào trước Tết khoảng 5 – 10 ngày mình cũng tự tay làm món chân giò muối. Món ăn này không những rất ngon khi ăn kèm với dưa hành muối, củ cải muối hoặc cuốn với bánh phở và rau sống, mà còn là một món nhậu tuyệt vời. Đề phòng trường hợp những ngày Tết bận rộn không có thời gian chế biến nhiều món ăn thì ngay từ bây giờ các mẹ hãy bắt tay vào làm món chân giò muối, đây sẽ hứa hẹn là một món chống cháy cực kỳ ngon và lạ miệng.
Để làm được món này thì mình cần mua các nguyên liệu như: chân giò, tiêu sọ, dấm, chanh, ớt, toàn là những nguyên liệu dễ kiếm mà các mẹ có thể dễ dàng gặp ở bất cứ chợ nào. Có nhiều mẹ thường ngâm bằng thịt chân giò đã cắt miếng, tuy nhiên mình lại thích mua cả cái chân heo về rút xương ra rồi mới ngâm. Nếu mẹ nào cũng có chung sở thích giống mình thì phải dặn trước người bán hàng để hôm sau họ để phần nguyên cho cái chân giò chưa bị lọc.
Theo cảm nhận của riêng mình thì dùng chân giò sau để ngâm sẽ ngon hơn chân giò trước. Nếu mua nguyên phần chân gồm cả bắp, cả phần móng giò thì các mẹ sẽ chỉ phải trả từ 80.000 – 85.000 đ/kg thôi. Vì ta chỉ dùng phần bắp trên để ngâm nên mẹ nào không muốn ăn phần chân dưới (móng giò) thì có thể nhờ người bán hàng lọc giúp, nhớ là phải lọc sao cho miếng thịt không bị rách, mà tốt nhất là vẫn giữ nguyên được vòng tròn để khi ngâm đảm bảo về mặt mỹ quan. Thịt chân giò rút xương có giá 105.000 – 110.000 đ/kg.
Thịt sau khi đã được lọc khỏi xương mình đem rửa sạch, lấy dây lạt hoặc chỉ dai bó quanh miếng thịt thật chặt theo hình tròn từ trên xuống dưới. Sau đó mình đem chiên qua bó chân giò ấy cho phần da bao quanh có màu hơi vàng đẹp mắt rồi đem luộc tiếp trong nước sôi có pha chút hạt nêm. Giai đoạn luộc này nếu mẹ nào cẩn thận có thể luộc kỹ, còn mình thì chỉ luộc sơ qua sao cho phần thịt nạc vẫn còn màu đỏ lòng đào để sau khi ngâm miếng thịt được thái và bày ra đĩa có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt.
Công thức nước dùng để ngâm chân giò của mình như sau: 1 bát nước chanh, 1/2 bát dấm, 2/3 bát nước mắm ngon, 1 bát đường, tiêu sọ đập dập, ớt tươi cắt lát trộn lẫn với nhau. Nếu hỗn hợp trên chưa đủ để làm ngập chân giò thì các mẹ tiếp tục pha thêm hỗn hợp nước chua ngọt vừa phải (giống nước chấm nem) và đổ thêm vào đến khi ngập bó thịt chân giò là được. Mình thường lấy thêm đĩa sứ đậy lên trên để nén cho chân giò chìm và ngập nước. Mình để hộp chân giò ngâm bên ngoài nhiệt độ bình thường khoảng nửa ngày, sau đó bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và cứ để thế khoảng 3 - 5 ngày là bắt đầu ăn được.
Khi ăn các mẹ chỉ việc vớt ra, thái mỏng bày ra đĩa, trình bày thêm chút rau thơm, cà rốt tỉa hoa cho đẹp mắt. Món này có thể dùng làm thức ăn mặn, ăn kèm dưa hành muối, dưa chua muối, cuộn với bánh tráng và rau thơm hoặc làm “mồi” cho ông xã nhậu tiếp khách trong những ngày đầu năm đều ngon tuyệt.
Theo Eva
Nhận xét
Đăng nhận xét